Kết quả tìm kiếm cho "các sản phẩm chế biến từ xoài"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 669
Giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện An Phú đã tập trung chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến nay, công tác này đã mang lại hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao đời sống nông dân xứ đầu nguồn.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định, cộng với giá lúa bấp bênh, chi phí sản xuất ngày càng tăng… Các địa phương trong tỉnh đã chủ động thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái). Kết quả bước đầu cho thấy, các mô hình này cho hiệu quả kinh tế rất tốt.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh mở ra cơ hội phát triển mang tính “đột phá” cho nhiều địa phương, trong đó có tỉnh An Giang và Kiên Giang, bởi tiềm năng tự nhiên của 2 địa phương này rất phong phú, thành tựu nông nghiệp đầy ấn tượng, cùng với đó là hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, hứa hẹn “An Giang mới” sẽ trở thành trung tâm nông nghiệp mang tính quy mô, kiểu mẫu của vùng ĐBSCL.
Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Châu Thành tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, chú trọng hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT), công nghệ tiên tiến vào sản xuất và từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương, thích ứng biến đổi khí hậu, mang lại giá trị kinh tế cao…
Là đơn vị đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu nông sản chế biến đông lạnh ra thị trường thế giới với gần 50 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) đã đồng hành, góp phần phát triển nông nghiệp An Giang sản xuất bền vững. Đặc biệt, thông qua mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ, công ty đã tạo việc làm, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả…
Hiện nay trên cả nước có nhiều loại nông sản chủ lực đang và sắp bước vào mùa thu hoạch rộ, như: vải thiều, sầu riêng, nhãn, xoài, thanh long… Do đó, các cấp ngành, địa phương cần triển khai nhiều giải pháp kịp thời và hiệu quả để tránh tình trạng “được mùa mất giá”, mất cân đối cung cầu, ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu biên giới.
Được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp hội nông dân, chính quyền địa phương, nông dân huyện miền núi Tri Tôn đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, lựa chọn các loại cây - con mới cho giá trị kinh tế cao để canh tác… Các mô hình này không chỉ tăng năng suất, sản lượng, mà còn hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Vào mùa thu hoạch xoài, Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) không ồn ào, không rực rỡ, nhưng tất bật nhịp sống nông thôn. Ở đó, những người trồng xoài bận rộn với từng chuyến xe chở hàng, từng lần báo sản lượng để hợp tác xã (HTX) chào bán, và cả những kỳ vọng cho một mùa vụ bội thu. Vùng trồng xoài gắn liền với hướng phát triển nông nghiệp bài bản, hiện đại giữa miền Tây sông nước.
Hướng đến nền nông nghiệp bền vững, đa giá trị, An Giang hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với cụm ngành công nghiệp chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cao - “chìa khóa” để nâng tầm nông sản.
Với tinh thần "chung tay, đồng hành và sáng tạo," người Việt Nam ở nước ngoài được coi là nguồn lực quý báu, kênh phân phối hiệu quả trong thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam.
Sáng 19/4, Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (30/4/1975 - 30/4/2025) với chủ đề “Mầm xanh khát vọng, vươn mình cùng đất nước”.
50 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) không ngừng đổi mới và gắn bó với người nông dân, có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp. Nửa thế kỷ kiến tạo, Antesco đã đưa nông sản Việt xuất khẩu (XK) khắp toàn cầu.